Quy định quản lý về thực phẩm chức năng tại thông tư 43/2014/tt-byt

Có lẽ đến nay, vẫn còn rất nhiều người chưa biết hết những thứ có trong quy định về quản lý thực phẩm chức năng trong thông tư 43/2014/tt-byt. Thì hôm nay bài viết này, sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn một cách cơ bản nhất về thông tư này.

Theo như quy định của bộ y tế, hay cục trưởng của cụ an toàn thực phẩm thì việc sản xuất hay kinh doanh thực phẩm chức năng cần phải đảm bảo các quy định về nhiệm vụ, chức năng, cũng như quyền hạn của Bộ y tế đề ra.

Vậy để nắm được chi tiết nhất, thì bạn hãy cùng dõi theo bài chia sẻ này nhé!

thông tư 43/2014/tt-byt

 

Phạm vi áp dụng, điều chỉnh thông tư 43/2014/tt-byt

Khi thực hiện sản xuất thực phẩm chức năng, các tổ chức, cá nhân cần phải tuân thủ những phạm vi được áp dụng, cũng như phạm vi được điều chỉnh trong thông tư 43/2014/tt-byt. Đó chính là:

  • Thông tư này chính là được sử dụng với mục đích để có thể công bố sản phẩm, những hoạt động mà có liên quan đến vấn đề kinh doanh, đến việc sản xuất, hay những thực phẩm liên quan dinh dưỡng thuộc y học, hay thực phẩm dùng để bảo vệ về sức khỏe, thậm chí là những thực phẩm phẩm thuộc vào chế độ có tính đặc biệt.
  • Các công thức dinh dưỡng dành cho sản phẩm của trẻ nhỏ thì sẽ không được áp dụng ở thông tư này. 
  • Và sẽ được thực hiện theo quy định, cũng như các quy chuẩn mà pháp luật đề ra về việc sản xuất các thực phẩm chức năng dành cho trẻ nhỏ.
  • Ngoài ra cũng sẽ phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về kinh doanh, sản xuất, công bố trên thị trường về sản phẩm, hay cách hướng dẫn sử dụng, hay ghi nhãn các sản phẩm thực phẩm chức năng.

Yêu cầu về kiểm nghiệm thực phẩm chức năng trong thông tư 43/2014/tt-byt

Cần phải tuân thủ theo như thông tư 19/2012/tt-byt về các quy định trong việc kiểm nghiệm thực phẩm đảm bảo an toàn.

thông tư 43/2014/tt-byt

Việc công bố sự phù hợp về an toàn thực phẩm theo thông tư này phải theo các quy định được đề cập ngay sau đây:

  • Phải định lượng được các hoạt chất có trong sản phẩm bởi việc thực hiện kiểm nghiệm của các đơn vị, cơ quan có thẩm quyền trong nước,. Đó là những hoạt chất mà có tác dụng để hình thành nên công dụng cho thực phẩm chức năng.
  • Trong hồ sơ công bố, cần công bố đầy đủ thành phần, cũng như hàm lượng các thành phần chính có chứa trong các hoạt chất để sản xuất sản phẩm. Khi mà các hoạt chất này chưa có mẫu thử, hay phương pháp thử bởi các đơn vị chuyên gia kiểm nghiệm.

Điều kiện để có thể sản xuất, bảo quản hay kinh doanh thực phẩm chức năng

thông tư 43/2014/tt-byt

  • Sản xuất thực phẩm chức năng cần tuân thủ điều kiện gì?

Vậy theo như thông tư 16/2012/tt-byt về các quy định trong điều kiện thực phẩm đảm bảo an toàn. Thì đối với các cơ sở về vật chất, dụng cụ, các trang thiết bị, bao bì để chứa đựng, nguyên liệu để sản xuất thực phẩm, hay người trực tiếp thực hiện việc sản xuất thực phẩm cần thực hiện theo đúng quy định của thông tư và bộ y tế đưa ra về an toàn thực phẩm

Thứ 2, cơ sở để sản xuất thực phẩm đã được cấp loại giấy dùng để chứng nhận việc thực hiện tốt trong sản xuất. Khi mà cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng đó được miễn việc cấp giấy đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất.

Thứ 3, bắt buộc phải thực hiện lộ trình hệ thống sản xuất tốt trong thực hành, và có thể theo quy định mà bộ y tế đã đưa ra để phân tích, cũng như đánh giá điểm cực hạn của thành phẩm.

  • Sản xuất, bảo quản hay kinh doanh thực phẩm chức năng cần tuân thủ điều kiện gì?

Theo như thông tư 16/2012/tt-byt, tại điều 6,4,5 về các quy định trong điều kiện thực phẩm đảm bảo an toàn. Thì đối với các cơ sở về vật chất, dụng cụ, các trang thiết bị, bao bì để chứa đựng, nguyên liệu để sản xuất thực phẩm, hay người trực tiếp thực hiện việc sản xuất thực phẩm cần thực hiện theo đúng quy định của thông tư và bộ y tế đưa ra về an toàn thực phẩm

Thứ 2, trong việc bày bán thì thực phẩm chức năng phải được bày bán riêng biệt so với tất cả các loại thực phẩm khác trên thị trường. 

Ngoài ra, thực phẩm chức năng cũng cần phải có khu bày bán riêng trong nhà thuốc.

Trường hợp xử lý và thu hồi thực phẩm chức năng không đảm bảo độ an toàn theo thông tư 43/2014/tt-byt

thông tư 43/2014/tt-byt

Khi nào sẽ thu hồi thực phẩm chức năng?

Khi thực hiện thu hồi thực phẩm chức năng, thì chắc chắn các thực phẩm đó đã phạm vào những trường hợp dưới đây:

  • Thời hạn sử dụng đã quá
  • Không đảm bảo về quy định, cũng như những quy chuẩn về an toàn thực phẩm mà Bộ y tế đã đề cập đến.
  • Các nội dung đã được xác nhận với cơ quan cấp giấy chứng nhận về bản công bố không hề khớp với những thông tin giấy xác nhận đã công bố về vấn đề đảm bảo an toàn cho thực phẩm, hay trường hợp vi phạm về việc an toàn thực phẩm.
  • Chưa có chứng nhận về quy định an toàn thực phẩm, hay chứng nhận về hợp quy mà đã lưu thông sản phẩm trên thị trường.
  • Cục an toàn về thực phẩm đã khẳng định về thực phẩm không an toàn, hay các cơ quan có thẩm quyền ở các nước khác nhau cũng đã khẳng định vấn đề đó.

Xử lý thực phẩm chức năng không an toàn như thế nào?

Thực phẩm chức năng không được đảm bảo về mức độ an toàn của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh, hay sản xuất, thì cần phải được xử lý triệt để. Và các tổ chức này phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về vấn đề không đảm bảo an toàn thực phẩm này.

Ngoài ra, các cá nhân, tổ chức này cần phải chịu mọi khoản phí theo quy định của pháp luật Việt Nam về việc thu hồi, và xử lý sản phẩm.

Lời kết

Qua bài viết, chúng tôi đã đem đến cho bạn những thông tin bổ ích nhất liên quan đến những quy định trong việc quản lý thực phẩm chức năng tại thông tư 43/2014/tt-byt. Cụ thể như những phạm vi áp dụng, hay điều kiện kiểm nghiệm, cũng như các thức thu hồi và xử lý thực phẩm chức năng kém chất lượng.

Hy vọng, với những chia sẻ trên thì bạn có thể chủ động hơn, và có cái nhìn khách quan hơn trong việc tìm mua thực phẩm chức năng cho bản thân và gia đình.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN

TIN TỨC MỚI NHẤT