Trọng lượng thép C – những thông tin chi tiết cần biết

Thép C hay còn gọi thép xà gồ là một trong các vật liệu rất cần thiết trong các công đoạn thi công tại công trình. Tuy nhiên, trọng lượng thép C và những thông tin cơ bản xung quanh loại thép này thì không phải ai cũng biết. Vậy, hãy xem chúng có những điều thú vị gì nhé!

Trọng lượng thép C - những thông tin chi tiết cần biết
Cấu tạo thanh thép C cơ bản

Thông tin cơ bản của thép C

Thép C hay có tên khác là thép hình chữ C, thép xà gồ C là thanh thép có hình dạng tiết diện ngang là hình chữ C gần như vuông góc. Trên thanh thép có thể đục lỗ rồi hoặc chưa, đục 1 đến 2 lỗ đáp ứng nhu cầu xây lắp.

Phân loại

Theo phân loại thì trên thị trường đang có 2 loại thép C chính là thép C đen và thép C mạ kẽm:

  • Thép C đen: được bao ngoài bằng lớp sơn màu đen, sử dụng phôi là thép cán nóng hoặc cán nguội. Đã có thể sản xuất trong nước nên chi phí rẻ hơn, hay được sử dụng ở trong nhà
  • Thép C mạ kẽm: được bao phủ một lớp kẽm bên ngoài nên có màu xám bóng, sản xuất từ thép cường độ cao. Lớp kẽm có tác dụng chống cho thép C bị oxy hóa hay bào mòn dưới tác động của môi trường. Thép này chủ yếu nhập khẩu và chất lượng cũng cao hơn nên chi phí đắt hơn.
Trọng lượng thép C - những thông tin chi tiết cần biết
Hình ảnh thép C mạ kẽm

Thông số kỹ thuật

Thép C đang lưu hành trên thị trường nguyên vật liệu Việt Nam phải đạt chuẩn JIS G3302 và ASTM A653/A653M, tức là các thông số phải theo bảng sau:

Thông số Chuẩn Đơn vị
Độ dày vật liệu (t) 1.0 – 3.5 mm
Bề rộng thép (C) tối thiểu 40 +/- 0.5 mm
Lượng mạ Z100 – Z350
Độ bền kéo G350; G450; G550
Kích thước xà gồ C chiều cao tiết diện (H) dao động từ 60 đến 300

độ cao 2 cạnh: 30, 40, 45, 50, 65, 75

mm
Trọng lượng thép C - những thông tin chi tiết cần biết
Lấy ví dụ thông số kỹ thuật và vị trí đục lỗ phù hợp trên thép C200

Ưu điểm khi sử dụng thép C

  • Loại mạ kẽm có khả năng chống chịu ăn mòn, chống rỉ sét rất tốt mà không cần thêm lớp sơn chống rỉ bên ngoài
  • Chi phí sản xuất thấp: tiết kiệm nguồn chi dành cho vật liệu xây dựng
  • Lắp đặt đơn giản: thường chỉ cần máy khoan vít để kết nối các thanh thép C lại với nhau
  • Kích thước và chiều dài đa dạng: do kích thước theo chuẩn có sự dao động lớn nên bạn hoàn toàn có thể chọn thép C phù hợp với công trình của mình, từ nhỏ đến lớn, từ ngắn đến dài
  • Dễ dàng bảo trì, sửa chữa: ít hỏng hóc do có khả năng chống chịu biến đổi thời tiết, và nếu có xuất hiện việc xuống chất lượng cũng dễ dàng khắc phục hoặc thay mới
  • Khả năng vượt nhịp lớn: tức là khoảng cách giữa các thanh thép C có thể để đến 10 – 20m mà vẫn đảm bảo độ võng trong phạm vi giới hạn, nhờ vào phôi thép cường độ cao 450Mpa.

Trọng lượng thép C là bao nhiêu?

Trọng lượng thép C phụ thuộc phần nhiều vào kích thước, độ dày và quy cách của chúng, cũng có chút khác biệt về con số giữa các nhãn hàng khác nhau. Vì vậy, thường các thương hiệu sẽ cung cấp cho người mua bảng trọng lượng thép C chia theo các thông số kể trên. Ví dụ như bảng sau:

Quy cách (mm) Độ dày (mm)
a x b x r 1,2 1,4 1,5 1,8 2 2,2 2,3 2,5 2,8 3 3,2
C80x40x10 1,62 1,88 2,00 2,38 2,62 2,86 2,98 3,21 3,55
C80x50x10 1,81 2,1 2,24 2,66 2,93 3,2 3,34 3,6 4
C80x50x15 1,9 2,21 2,36 2,8 3,09 3,38 3,52 3,8 4,21
C100x40x15 1,9 2,21 2,36 2,8 3,09 3,38 3,52 3,8 4,21 4,48 4,78
C100x45x15 2 2,32 2,47 2,94 3,24 3,55 3,7 4 4,43 4,71 5,03
C100x45x20 2,09 2,42 2,59 3,08 3,4 3,72 3,88 4,19 4,65 4,95 5,28
C100x50x13 2,06 2,38 2,55 3,03 3,34 3,65 3,81 4,11 4,56 4,86 5,18
C100x50x20 2,19 2,54 2,71 3,22 3,56 3,9 4,06 4,39 4,87 5,19 5,53
C120x45x15 2,71 3,22 3,56 3,9 4,06 4,39 4,87 5,19 5,53
C120x45x20 2,83 3,37 3,72 4,07 4,24 4,58 5,09 5,42 5,78
C120x50x15 2,83 3,37 3,72 4,07 4,24 4,58 5,09 5,42 5,78
C120x50x20 2,95 3,51 3,88 4,24 4,42 4,78 5,31 5,66 6,04
C125x45x15 2,77 3,3 3,64 3,98
C125x45x20 2,89 3,44 3,8 4,15
C140x50x15 3,65 4,03 4,41 4,6 4,98 5,53 5,89 6,29
C140x60x15 3,93 4,35 4,76 4,96 5,37 5,97 6,37 6,79
C140x60x20 4,07 4,5 4,93 5,14 5,57 6,19 6,6 7,04
C150x50x15 3,79 4,19 4,59 4,78 5,17 5,75 6,13 6,54
C150x50x20 3,3 3,93 4,35 4,76 4,96 5,37 5,97 6,37 6,79
C150x60x15 3,42 4,07 4,5 4,93 5,14 5,57 6,19 6,6 7,04
C150x60x20 3,53 4,21 4,66 5,1 5,32 5,76 6,4 6,83 7,29
C150x65x20 3,65 4,35 4,82 5,28 5,5 5,96 6,63 7,07 7,54

Cụ thể với thép mang quy cách C80x40x10, độ dày 2mm sẽ có trọng lượng khoảng 2,62 kg/m

Ngoài trọng lượng, có nhãn hàng còn cung cấp cả bảng mô tả kích thước sản phẩm cụ thể, kèm theo vị trí khoan lỗ khuyến cáo để sử dụng sản phẩm tối ưu nhất. Ví dụ:

Trọng lượng thép C - những thông tin chi tiết cần biết

Ứng dụng trọng lượng thép C trong xây dựng

  • Sử dụng để làm khung, kèo thép cho các nhà xưởng: trọng lượng nhẹ, giá thành rẻ, thép C hay được sử dụng cho các công xưởng có diện tích lớn, cần thi công nhanh
  • Làm đòn tay thép cho các gác lửng: ưu tiên sử dụng tại các căn nhà cấp 4 có chi phí thấp, chưa đủ kinh phí xây thêm tầng. Việc thay thế đòn tay gỗ bằng đòn thép C vẫn đảm bảo đủ trọng tải lớn, lại đỡ mất diện tích hơn, chống chịu mối mọt
  • Sử dụng kết hợp cùng thép hộp chữ nhật để làm khung thép cho công trình có quy mô lớn (nhà thi đấu, bệnh viện dã chiến): giúp giảm thiểu chi phí, trọng lượng và cũng đẩy nhanh tiến độ xây dựng
  • Lưu ý nhỏ: với các công trình có sử dụng thép C, khoảng cách giữa 2 cột chống không nên vượt quá 6m
Trọng lượng thép C - những thông tin chi tiết cần biết
Ứng dụng thép C trong làm khung mái nhà xưởng

Thông tin xoay quanh trọng lượng thép C chắc hẳn mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích. Chúc bạn có thêm những ứng dụng hay ho khi sử dụng loại thép này nhé

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN

TIN TỨC MỚI NHẤT