Biện pháp thi công bể nước ngầm đạt chuẩn 

Hiện nay, ở thành phố có rất nhiều gia đình không có diện tích rộng để xây bể nước nổi, thay vào đó, các chủ xây dựng sẽ đưa bể nước ngầm vào các thiết kế của mình để tiết kiệm diện tích. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng, biện pháp thi công bể nước ngầm cần được thi công đúng kỹ thuật và quy trình để đạt được tiêu chuẩn yêu cầu. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu về các biện pháp thi công bể nước ngầm đạt chuẩn

biện pháp thi công bể nước ngầm

Biện pháp thi công bể nước ngầm đạt chuẩn

Trước khi tiến hành thi công cần tính toán kỹ lưỡng, đo đạc để không ảnh hưởng tới nguồn nước và tuổi thọ của bể chứa. Thi công bể nước ngầm đòi hỏi kỹ thuật và phương pháp từ đơn vị thi công. Dưới đây là các bước tiến hành thi công bể nước ngầm đạt chuẩn: 

Bước 1: Khảo sát những mặt bằng cần thi công 

Trước khi tiến hành thi công cần tính toán kỹ lưỡng, đo đạc để không ảnh hưởng tới nguồn nước và tuổi thọ của bể

Đơn vị thi công xác định địa điểm đặt bể, tính toán kích thước,đo các thông số như: Chiều dài, chiều rộng, chiều cao. Lên kế hoạch, lập bản vẽ chi tiết. Đội ngũ thi công theo đó bắt đầu nạo vét đất tạo thành hình khung của bể nước. Sau đó dùng gạch hoặc bê tông xây dựng theo như bản vẽ.

Bước 2: Lắp đặt hệ thống cấp thoát nước cho bể ngầm

Khi lắp đặt, đơn vị cần chú ý lỗ thông hơi, bơm nước, lỗ báo tràn là những hệ thống quan trọng trong quá trình thi công bể để sau khi đưa vào sử dụng có thể vận hành tốt nhất. 

Bước 3: Hạ thổ và chôn bể

Có thể nói đây là quá trình đặc biết quan trọng của cả công trình. Chính vì thế, khi hạ thổ và chôn bể cần tỉ mỉ, cẩn thận bởi nếu có lỗi sai trong khâu này rất khó khăn trong khâu sửa chữa.

Tiến hành đưa bể xuống vị trí đã xác định ban đầu sao cho cân đối với thành bê tông. Bơm nước vào bể, lúc này vừa bơm nước vừa cho xi măng và cát nhồi vào thành bể đến khi đầy. Giữ nguyên bể nước đầy trong 5 -7 ngày để xi măng khô và cố định khung bể một cách chắc chắn.

Bước 4: Vệ sinh bể nước ngầm định kỳ

Người sử dụng nên vệ sinh bể nước định kỳ 6 tháng/lần bởi bụi bẩn có thể theo vào bể từ nắp đậy hoặc khe hở ngấm xuống bể nước gây ô nhiễm nguồn nước.

biện pháp thi công bể nước ngầm

Ưu điểm và nhược điểm của bể nước ngầm

Ưu điểm của bể nước ngầm: Trữ được lượng nước lớn, tiết kiệm không gian và giảm các tác động ô nhiễm bên ngoài. Có thể sử dụng nước và dự trữ bảo quản bể trong thời gian dài.

Nhược điểm: Công tác vệ sinh cho bể nước ngầm khá khó khăn. Khi mở nắp chứa bể bụi bẩn dễ xâm nhập, làm bẩn nước. Nguy cơ rò rỉ nước cao.

biện pháp thi công bể nước ngầm

Lưu ý khi thi công bể nước ngầm

Lưu ý quan trọng khi làm bể nước ngầm: Phải làm bằng bê tông cốt thép nguyên khối trước, sau đó mới phải xử lý chống thấm hiệu quả cả bên trong và bên ngoài. Hiện nay biện pháp thi công bể nước ngầm chính là xây khoang bể bằng gạch sau đó thả bể inox, đổ cát lấp vào đảm bảo hiệu quả.

Tuy bể nước ngầm sẽ giúp tiết kiệm chi phí và mang đến lượng nước ổn định cho các gia đình và các công trình nhất là tại thành phố. Nhưng cũng có một nhược điểm là thường khá bẩn và không được thường xuyên vệ sinh vì là bể ngầm, phần nắp cũng khó giữ vệ sinh sạch sẽ được nếu như trong những mưa mà ngập tràn ống thoát nước bể thì nước sẽ có nguy cơ cao các chất bụi bẩn sẽ xâm nhập vào bể.

Hiện nay, biện pháp thi công bể nước ngầm đang trở nên phổ biến và không thể bỏ qua nếu trong các công trình để dự trữ nước phục vụ sinh hoạt cũng như sản xuất của con người. Trên đây là bài tham khảo về biện pháp thi công bể nước ngầm đạt chuẩn có thể giúp cho bạn phần nào hiểu về cách thi công bể nước ngầm và chọn được bên thi công an toàn nhất nhé!

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN

TIN TỨC MỚI NHẤT