Danh mục hồ sơ pháp lý công trình xây dựng và những điều cần nắm rõ

Danh mục hồ sơ pháp lý công trình xây dựng được hiểu như thế nào? Danh mục hồ sơ pháp lý công trình xây dựng cần có những yếu tố gì? Đây chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người phải không nào? Ngay sau đây, chúng tôi sẽ bật mí cho bạn một số điều cần biết về danh mục hồ sơ pháp lý công trình xây dựng nhé! Hãy cùng chúng tôi theo dõi và tìm hiểu qua bài viết dưới đây

Pháp lý dự án có thể hiểu là gì?

Danh mục hồ sơ pháp lý công trình xây dựng và những điều cần nắm rõ

Trước khi tìm hiểu danh mục hồ sơ pháp lý công trình xây dựng gồm có những gì? thì chúng ta tìm hiểu pháp lý dự án là gì? Pháp lý dự án là toàn bộ hồ sơ giấy tờ mà một dự án đầu tư cần phải theo quy định của pháp luật. Các nhà chủ đầu tư nên nắm được những hồ sơ này để đảm bảo thực hiện đúng theo quy định, đảm bảo dự án được triển khai theo đúng tiến độ đề ra ban đầu

Hiện nay ở thị trường bất động sạch đang là xu hướng khá được ưa chuộng nhưng ở đây cũng có kha khá các trường hợp đã lợi dụng để có thể lách luật của các chủ đầu tư để có thể huy động vốn trái phép. Nhiều năm trước khung pháp lý và bất động sản vẫn còn trong quá trình hoàn thiện thì trong đó vẫn còn có những thiếu sót nhất định. Nhưng cũng không hẳn là tất cả các dự án đầu tư hiện nay đều đảm bảo pháp lý rõ ràng, giờ đây vẫn còn những tiềm ẩn nhiều dự án mà dự án lừa đảo. Vậy nên pháp lý dự án vẫn luôn là kim chỉ nam cho bất kỳ ai muốn tham gia vào lĩnh vực này

Danh mục hồ sơ pháp lý công trình xây dựng gồm có những gì?

Danh mục hồ sơ pháp lý công trình xây dựng và những điều cần nắm rõ

Danh mục hồ sơ pháp lý công trình xây dựng thông thường được bao gồm bởi những giấy tờ như sau:

Giấy phép kinh doanh của chủ đầu tư

Giấy phép kinh doanh được xem là một trong những giấy phép quan trọng nhất. Giấy phép này cần được xem là hợp pháp khi lĩnh vực kinh doanh của chủ đầu tư có nhiệm vụ xây dựng cũng như đầu tư các dự án bất động sản.

Sổ hồng quỹ đất

Sổ đồng quỹ đất là loại sổ nằm trong danh mục hồ sơ pháp lý công trình xây dựng. Chủ đầu tư của dự án sẽ là người đứng tên trực tiếp trong sổ này. Nhằm mục đích lưu trữ thông tin của chủ đầu tư cũng như khẳng định chủ quyền của họ

Giấy quy hoạch chi tiết 1/500

Danh mục hồ sơ pháp lý công trình xây dựng cần trình bày giấy thiết kế quy hoạch chi tiết. Bởi lẽ các thiết kế cho dự án sẽ trực tiếp được quy định cụ thể trong giấy này. Điển hình như một số lĩnh vực như sau: tổng diện tích, mật độ xây dựng, số tầng, số tòa, số phòng, bố trí tiện ích..

Giấy phép xây dựng

Giấy phép xây dựng sẽ có nhiệm vụ tóm tắt các phần chi tiết xây dựng, được bên sở xây dựng cấp và được cấp phép dự trên các căn cứ pháp luật.

Biên bản nghiệm thu phần móng

Biên bản sẽ có khi đã hoàn thành phần móng, dự án nào có biên bản nghiệm thu phần móng mới được ký hợp đồng mua bán.

Giấy bảo lãnh ngân hàng

Để có thể đảm bảo nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư với dự án hình thành trong tương lai. Trong trường hợp xấu nhất chủ đầu tư không xây dựng dự án hoặc gặp rủi ro nào đó thì phần rủi ro này sẽ được ngân hàng thay mặt chủ đầu tư chịu trách nhiệm hoàn trả lại tiền cho khách hàng.

Một số loại giấy phép khác

Ngoài ra, danh mục hồ sơ pháp lý công trình xây dựng cần có một số loại giấy phép khác. Điển hình như bảo vệ môi trường, phòng cháy chữa cháy, quy hoạch chi tiết 1/2000, hồ sơ chuyển nhượng dự án…..Các khách hàng cũng cần phải chú ý đến các nội dung của các hồ sơ pháp lý dự án nêu trên. Để có thể hạn chế thấp nhất những rủi ro mang lại

Cách cho khách hàng kiểm tra pháp lý dự án dưới đây rất hiệu quả và nhanh chóng

Thứ nhất, kiểm tra giấy thông hành của dự án BĐS

Để bảo vệ quyền lợi của khách hàng khi giao dịch tài sản hình thành trong tương lai, pháp luật đã đưa ra 2 điều kiện bắt buộc chính là văn bản thông báo dự án đủ điều kiện để bán và chứng thư bảo lãnh của ngân hàng

Thứ 2, Vay vốn ngân hàng – cách được giới chuyên gia khuyên dùng

Có thể bản thân đã có đủ vốn để mua BĐS nhưng bạn cũng nên chủ động đi vay vốn ngân hàng, cách này được xem là cách đơn giản nhất để kiểm tra tính pháp lý của dự án.

Nếu như pháp lý của dự án bạn định mua không đảm bảo thì ngân hàng từ chối cho bạn vay tiền. Có thể nói ngân hàng vừa là nhà cung cấp tín dụng vừa là trợ thủ đắc lực giúp nhà đầu tư phần nào bảo đảm tính pháp lý của dự án.

Thứ 3, Tìm hiểu những chi tiết bất thường thông qua ‘Chụp X-quang’

Cách nhận biết một bất động sản có rủi ro hay không rất hiệu quả đó là phải “chụp X – quang”. Việc làm này giúp cho chủ đầu tư nhìn thấu những yếu tố “bên trong”. Người mua, nhà đầu tư có thể nhờ sự hỗ trợ từ các đơn vị có chuyên môn hoặc có thể tự thực hiện.

Trên đây chúng tôi đã chỉ rõ cho bạn về danh mục hồ sơ pháp lý công trình xây dựng. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ về vấn đề này. Nhằm mục đích phục vụ cho công việc trong xây dựng của mình. Cảm ơn các bạn đã theo dõi cũng như chăm chú lắng nghe bài viết.

 

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN

TIN TỨC MỚI NHẤT